Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng ở Đắk Lắk: 'Lá chắn' bảo vệ buôn làng

    Trong bối cảnh ấy, hoạt động của Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng đã trở thành "lá chắn" bảo vệ buôn làng, “cánh tay nối dài” hỗ trợ đắc lực cho chính quyền cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch.

    "Nhỏ" - "Nhanh"

    Tỉnh Đắk Lắk có 4.765 Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng tại 15 huyện, thị xã, thành phố. Trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4 này, tỉnh đã kiện toàn lại toàn bộ các tổ, thay vì mỗi tổ phụ trách quản lý một thôn, buôn, tổ dân phố như trước, nay mỗi tổ quản lý 20 - 50 hộ dân.

    Nhiệm vụ của Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng là giám sát các trường hợp đến từ vùng có dịch, cách ly tại nhà, theo dõi sau khi điều trị; tuyên truyền các quy định về phòng, chống dịch và cùng chính quyền cấp xã, ngành y tế truy vết, khoanh vùng các trường hợp F1 và F2… Thành viên của Tổ gồm có đại diện Chi bộ, Ban tự quản, Ban công tác Mặt trận, đoàn thể, Tổ trưởng Tổ liên gia của các thôn, buôn, tổ dân phố.

    Buôn Ea Bhốk, xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin từng là ổ dịch lớn của tỉnh Đắk Lắk vào cuối tháng 7/2021. Buôn có 204 hộ dân với 867 nhân khẩu, có tới 51 ca mắc COVID-19. Chính quyền huyện, xã nhanh chóng phong tỏa buôn Ea Bhốk và truy vết, khoanh vùng các F1, F2. Những ngày ấy, anh Y Ji Ksơr (sinh năm 1984), Phó Bí thư Chi bộ kiêm Buôn phó, Tổ trưởng Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng số 4 của buôn cùng các thành viên đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để vận động đồng bào nghiêm chỉnh chấp hành quy định “ai ở đâu, ở yên ở đó”.

    Anh Y Ji Ksơr là người của buôn, biết nói và viết tiếng Ê Đê nên thuận lợi trong công tác tuyên truyền và hỗ trợ cho cán bộ y tế ghi họ tên, thực hiện test nhanh COVID-19 cho người dân cứ 3 ngày/lần. Những ngày buôn bị phong tỏa, anh cùng các thành viên trong Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng trở thành cầu nối hỗ trợ an sinh cho người dân, giúp các hộ dân đi mua đồ, chăm sóc gia súc, tìm hiểu hộ có khó khăn để kịp thời báo cấp trên hỗ trợ. Anh Y Ji Ksơr tâm sự, dịch COVID-19 phức tạp ở buôn, ban đầu anh cũng lo bị nhiễm nhưng vẫn tích cực tham gia các công việc của Tổ vì “mình không làm, ai sẽ lo cho bà con”.

    Buôn Ea Nho, xã Chư Kbô, huyện Krông Búk cũng là "điểm nóng" về dịch COVID-19 của tỉnh Đắk Lắk. Từ ca mắc mới đầu tiên vào ngày 16/8, đến nay, buôn có 36 ca dương tính với SARS-CoV-2. Ông Y Mai Hwing, Buôn trưởng kiêm Tổ trưởng Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng buôn Ea Nho cho biết, lúc dịch mới bùng phát, đồng bào rất lo lắng. Ông cùng các thành viên trong Tổ vừa trấn an vừa tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch. Tổ đã vận động bà con không tụ tập đông người, kể cả những lúc ma chay, hiếu hỷ. Ngoài ra, các thành viên trong Tổ đã kết nối nhu yếu phẩm, điều phối, phát phiếu đi chợ cho người dân. "Mưa dầm thấm lâu", nhận thức của đồng bào về dịch COVID-19 được nâng lên rõ rệt, tình hình dịch ở buôn Ea Nho đã cơ bản được kiểm soát.

    Thành phố Buôn Ma Thuột với khoảng 100.000 dân, có số lượng sinh viên, người lao động thuê trọ đông. Hoạt động của Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng có những vất vả, khó khăn riêng. Ông Lê Xuân Minh, Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng của Tổ dân phố 7, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, ông cùng thành viên trong Tổ hoạt động liên tục từ sáng sớm tới tối, vừa phát phiếu đi chợ cho người dân, tuyên truyền và giám sát phòng, chống dịch, vừa nhắc nhở chợ tự phát không hoạt động. Địa bàn rộng, dân cư đông nên Tổ phải tận dụng mạng xã hội Zalo và đội ngũ đảng viên nơi cư trú, hội viên Hội Cựu chiến binh phát huy vai trò, hỗ trợ Tổ thực hiện tốt nhiệm vụ.


    Tỉnh Đắk Lắk có 49 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 35,7% dân số toàn tỉnh. Với nếp sinh hoạt văn hóa cộng đồng, khi có ca bệnh ở các buôn đồng bào dân tộc thiểu số, dịch COVID-19 lây nhanh. Mặt khác, từ ngày 27/4 đến nay, tỉnh có hơn 82.500 công dân từ vùng dịch trở về địa phương. Với sự xung kích, tình nguyện, trách nhiệm và lăn xả của thành viên các Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng và nỗ lực của các cấp, ngành, đến nay dịch COVID-19 ở Đắk Lắk cơ bản được khống chế, số ca mắc mới chủ yếu trong các khu cách ly.

    Nhìn lại những tháng ngày chống dịch có thể thấy, tỉnh Đắk Lắk đã khéo léo huy động hệ thống chính trị ở thôn, buôn, tổ dân phố tham gia Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng. Đây là lực lượng gần dân, sát dân, am hiểu dân nên dễ vận động, giúp dân hiểu, dân tin, dân làm theo. Ngoài ra, ở những nơi có sự điều hành tích cực của cấp ủy Đảng, sự tham gia tích cực của đảng viên, hoạt động của Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng càng phát huy hiệu quả cao hơn nữa.

     

    Trong bối cảnh ấy, hoạt động của Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng đã trở thành "lá chắn" bảo vệ buôn làng, “cánh tay nối dài” hỗ trợ đắc lực cho chính quyền cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch.

    Chú thích ảnh
    Anh Y Ji Ksơr (áo sọc), Tổ trưởng tổ COVID-19 cộng đồng số 4 buôn Ea Bhốk, xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin cùng lãnh đạo xã kiểm tra, nhắc nhở trường hợp đã hoàn thành cách ly.
    "Nhỏ" - "Nhanh"

    –– ADVERTISEMENT ––


    Tỉnh Đắk Lắk có 4.765 Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng tại 15 huyện, thị xã, thành phố. Trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4 này, tỉnh đã kiện toàn lại toàn bộ các tổ, thay vì mỗi tổ phụ trách quản lý một thôn, buôn, tổ dân phố như trước, nay mỗi tổ quản lý 20 - 50 hộ dân.

    Nhiệm vụ của Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng là giám sát các trường hợp đến từ vùng có dịch, cách ly tại nhà, theo dõi sau khi điều trị; tuyên truyền các quy định về phòng, chống dịch và cùng chính quyền cấp xã, ngành y tế truy vết, khoanh vùng các trường hợp F1 và F2… Thành viên của Tổ gồm có đại diện Chi bộ, Ban tự quản, Ban công tác Mặt trận, đoàn thể, Tổ trưởng Tổ liên gia của các thôn, buôn, tổ dân phố.

    Buôn Ea Bhốk, xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin từng là ổ dịch lớn của tỉnh Đắk Lắk vào cuối tháng 7/2021. Buôn có 204 hộ dân với 867 nhân khẩu, có tới 51 ca mắc COVID-19. Chính quyền huyện, xã nhanh chóng phong tỏa buôn Ea Bhốk và truy vết, khoanh vùng các F1, F2. Những ngày ấy, anh Y Ji Ksơr (sinh năm 1984), Phó Bí thư Chi bộ kiêm Buôn phó, Tổ trưởng Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng số 4 của buôn cùng các thành viên đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để vận động đồng bào nghiêm chỉnh chấp hành quy định “ai ở đâu, ở yên ở đó”.

    Anh Y Ji Ksơr là người của buôn, biết nói và viết tiếng Ê Đê nên thuận lợi trong công tác tuyên truyền và hỗ trợ cho cán bộ y tế ghi họ tên, thực hiện test nhanh COVID-19 cho người dân cứ 3 ngày/lần. Những ngày buôn bị phong tỏa, anh cùng các thành viên trong Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng trở thành cầu nối hỗ trợ an sinh cho người dân, giúp các hộ dân đi mua đồ, chăm sóc gia súc, tìm hiểu hộ có khó khăn để kịp thời báo cấp trên hỗ trợ. Anh Y Ji Ksơr tâm sự, dịch COVID-19 phức tạp ở buôn, ban đầu anh cũng lo bị nhiễm nhưng vẫn tích cực tham gia các công việc của Tổ vì “mình không làm, ai sẽ lo cho bà con”.

    Buôn Ea Nho, xã Chư Kbô, huyện Krông Búk cũng là "điểm nóng" về dịch COVID-19 của tỉnh Đắk Lắk. Từ ca mắc mới đầu tiên vào ngày 16/8, đến nay, buôn có 36 ca dương tính với SARS-CoV-2. Ông Y Mai Hwing, Buôn trưởng kiêm Tổ trưởng Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng buôn Ea Nho cho biết, lúc dịch mới bùng phát, đồng bào rất lo lắng. Ông cùng các thành viên trong Tổ vừa trấn an vừa tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch. Tổ đã vận động bà con không tụ tập đông người, kể cả những lúc ma chay, hiếu hỷ. Ngoài ra, các thành viên trong Tổ đã kết nối nhu yếu phẩm, điều phối, phát phiếu đi chợ cho người dân. "Mưa dầm thấm lâu", nhận thức của đồng bào về dịch COVID-19 được nâng lên rõ rệt, tình hình dịch ở buôn Ea Nho đã cơ bản được kiểm soát.

    Thành phố Buôn Ma Thuột với khoảng 100.000 dân, có số lượng sinh viên, người lao động thuê trọ đông. Hoạt động của Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng có những vất vả, khó khăn riêng. Ông Lê Xuân Minh, Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng của Tổ dân phố 7, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, ông cùng thành viên trong Tổ hoạt động liên tục từ sáng sớm tới tối, vừa phát phiếu đi chợ cho người dân, tuyên truyền và giám sát phòng, chống dịch, vừa nhắc nhở chợ tự phát không hoạt động. Địa bàn rộng, dân cư đông nên Tổ phải tận dụng mạng xã hội Zalo và đội ngũ đảng viên nơi cư trú, hội viên Hội Cựu chiến binh phát huy vai trò, hỗ trợ Tổ thực hiện tốt nhiệm vụ.

    Bảo vệ thành quả chống dịch

    Chú thích ảnh
    Ông Y Nik Êban, Tổ phó tổ COVID-19 cộng đồng buôn Pu Huê, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin nhắc nhở người dân tuân thủ quy định phòng chống dịch. 
    Tỉnh Đắk Lắk có 49 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 35,7% dân số toàn tỉnh. Với nếp sinh hoạt văn hóa cộng đồng, khi có ca bệnh ở các buôn đồng bào dân tộc thiểu số, dịch COVID-19 lây nhanh. Mặt khác, từ ngày 27/4 đến nay, tỉnh có hơn 82.500 công dân từ vùng dịch trở về địa phương. Với sự xung kích, tình nguyện, trách nhiệm và lăn xả của thành viên các Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng và nỗ lực của các cấp, ngành, đến nay dịch COVID-19 ở Đắk Lắk cơ bản được khống chế, số ca mắc mới chủ yếu trong các khu cách ly.

    Nhìn lại những tháng ngày chống dịch có thể thấy, tỉnh Đắk Lắk đã khéo léo huy động hệ thống chính trị ở thôn, buôn, tổ dân phố tham gia Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng. Đây là lực lượng gần dân, sát dân, am hiểu dân nên dễ vận động, giúp dân hiểu, dân tin, dân làm theo. Ngoài ra, ở những nơi có sự điều hành tích cực của cấp ủy Đảng, sự tham gia tích cực của đảng viên, hoạt động của Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng càng phát huy hiệu quả cao hơn nữa.

    Video Player is loading.

    Pause

    Unmute
    Remaining Time 6:57
    X

    Mùa Hè năm 2021 vô cùng đáng nhớ với em Trần Đức Phong (sinh năm 2003), xã Dang Kang, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, bởi sau khi kết nạp Đảng vào ngày 19/7/2021 và thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, Phong đã làm đơn xin tham gia Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng thôn 2 của xã mình. Đó là những ngày Hè mà Phong rong ruổi trên các con đường với chiếc loa di động để tuyên truyền kiến thức phòng, chống dịch, tham gia dọn dẹp khu cách ly tập trung của xã, theo dõi và nhắc nhở các trường hợp cách ly tại nhà. Sau gần 2 tháng tham gia Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng, Phong tự thấy mình trưởng thành hơn, biết suy nghĩ cho xã hội và cũng am hiểu hơn về địa phương nơi Phong sinh sống.

    Đánh giá hiệu quả và tầm quan trọng của tổ COVID-19 cộng đồng, ông Trương Văn Đức, Chủ tịch UBND thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’Leo cho biết, thị trấn có nguy cơ bùng phát dịch cao vì nằm trên quốc lộ 14, lượng người qua lại giao thương lớn, dân số thị trấn khá đông với 4.831 hộ dân và 21.614 nhân khẩu, tiếp giáp với hai “vùng đỏ” về dịch của huyện là xã Ea Nam và xã Dliê Yang. Tuy nhiên, các Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng đã phát huy tối đa công suất hoạt động, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, bám sát địa bàn, kiên quyết không để dịch lây lan, bùng phát. Nhờ đó, đến nay, thị trấn Ea Drăng có ba ca mắc COVID-19, trong đó có hai ca là chuyên gia nhập cảnh và một ca trong khu cách ly tập trung.

    Một số địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có những cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt để Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng hoạt động hiệu quả. Huyện Krông Bông triển khai mô hình “ba giám sát một”, tức là ba hộ hàng xóm theo dõi và giám sát cách ly một hộ gia đình có trường hợp cách ly tại nhà để hỗ trợ, giảm tải cho Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng. Huyện Cư Kuin đã tận dụng Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng để vẽ sơ đồ an sinh tại các xã có ca mắc COVID-19, từ đó có giải pháp hỗ trợ nhân dân kịp thời cũng như cam kết bảo vệ tài sản cho những hộ dân đi điều trị hoặc cách ly tập trung.

    Theo ông Lê Thái Dũng, Bí thư Huyện ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Cư Kuin, dịch COVID-19 là chưa có tiền lệ và chưa có hồi kết. Trong bối cảnh ấy, Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng đã thực sự trở thành “thành lũy” kiên cố, hỗ trợ đắc lực cho chính quyền và lực lượng tuyến đầu đẩy lùi dịch bệnh, là kênh thông tin để các cấp chính quyền từ xã đến huyện nắm tình hình cơ sở, triển khai giải pháp chống dịch phù hợp. Hiện nay, dịch cơ bản đã được kiểm soát, hoạt động của 547 Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng trên địa bàn huyện không còn nặng gánh truy vết mà tập trung vào công tác giám sát, tuyên truyền người dân vừa lao động sản xuất vừa tự giác chấp hành các quy định về phòng, chống dịch.

    Từ ngày 23/9, thành phố Buôn Ma Thuột đã nới lỏng một số quy định về phòng, chống dịch COVID-19, cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống hoạt động trở lại. Phó Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột Đoàn Ngọc Thượng cho biết, thành phố sẽ hoàn thành tiêm hai mũi vaccine cho thành viên thuộc các Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng trong chiến dịch tiêm chủng đợt 7 (ngày 22 - 29/9). Đồng thời, thành phố tiếp tục duy trì hoạt động của các Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng, tăng cường tuyên truyền về dịch COVID-19 bằng tiếng Kinh và tiếng Ê Đê, kiểm soát dịch chặt chẽ để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép là vừa phát triển kinh tế xã hội, vừa chống dịch hiệu quả.

    Nỗ lực bảo vệ "vùng xanh", ngăn chặn dịch lây lan trong vùng đỏ là nhiệm vụ mà các Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang nỗ lực thực hiện để bảo vệ thành quả chống dịch, hỗ trợ nhân dân quay trở lại trạng thái "bình thường mới", hăng hái lao động sản xuất. Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng đã và đang tiếp tục là cầu nối tuyên truyền, "mũi giáp công" bám sát trận địa để kết nối và huy động sức mạnh nhân dân trở thành sức mạnh tổng hợp đẩy lùi dịch bệnh.

    Bài và ảnh: Hoài Thu (TTXVN)

    Bài viết liên quan

    Làm Thế Nào Để Đảm Bảo An Ninh Cho Các Sự Kiện Lớn?

    Làm Thế Nào Để Đảm Bảo An Ninh Cho Các Sự Kiện Lớn?
    Các sự kiện lớn như hội nghị, hội thảo, lễ khai trương, đám cưới hay các lễ hội không chỉ là cơ hội để doanh nghiệp hay tổ chức thể hiện uy tín mà còn là dịp để kết nối với khách hàng và đối tác. Tuy nhiên, những sự kiện này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về an ninh, đặc biệt khi có đông người tham gia. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh sự kiện là vô cùng quan trọng. Để sự kiện diễn ra suôn sẻ và an toàn, việc thuê một công ty bảo vệ chuyên nghiệp là giải pháp tối ưu. Dưới đây là các bước và lý do vì sao dịch vụ bảo vệ sự kiện cần được xem xét kỹ lưỡng.

    Xem thêm

    Tại Sao Dịch Vụ Bảo Vệ 24/7 Là Giải Pháp An Ninh Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp?

    Tại Sao Dịch Vụ Bảo Vệ 24/7 Là Giải Pháp An Ninh Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp?
    Trong môi trường kinh doanh hiện đại, vấn đề an ninh doanh nghiệp là một yếu tố không thể thiếu để bảo vệ tài sản, nhân viên và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Một trong những giải pháp hiệu quả nhất chính là dịch vụ bảo vệ 24/7. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về việc có nên sử dụng dịch vụ bảo vệ liên tục suốt ngày đêm hay không, thì bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ những lợi ích to lớn mà dịch vụ bảo vệ 24/7 mang lại cho doanh nghiệp.

    Xem thêm

    10 Lỗi Thường Gặp Khi Chọn Công Ty Bảo Vệ – Và Cách Tránh

    10 Lỗi Thường Gặp Khi Chọn Công Ty Bảo Vệ – Và Cách Tránh
    Khi thuê dịch vụ bảo vệ, không ít khách hàng gặp phải những lỗi sai lầm khiến quá trình sử dụng dịch vụ không được như mong đợi, hoặc tệ hơn là gặp phải các vấn đề về an ninh, tài sản. Để tránh những rủi ro này, Công ty Bảo Vệ Long Hải xin chia sẻ 10 lỗi phổ biến khi chọn công ty bảo vệ – và cách đơn giản để tránh chúng.

    Xem thêm

    10 Câu Hỏi Thường Gặp Khi Thuê Dịch Vụ Bảo Vệ – Giải Đáp Từ Long Hải

    10 Câu Hỏi Thường Gặp Khi Thuê Dịch Vụ Bảo Vệ – Giải Đáp Từ Long Hải
    Việc thuê dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế khách hàng thường có rất nhiều câu hỏi, băn khoăn về quy trình, giá cả, chất lượng, trách nhiệm... Trong bài viết này, Công ty Bảo Vệ Long Hải sẽ tổng hợp và giải đáp 10 câu hỏi phổ biến nhất mà khách hàng hay thắc mắc – giúp bạn tự tin hơn khi lựa chọn đơn vị bảo vệ uy tín tại TP.HCM và khu vực lân cận.

    Xem thêm

    7 Lý Do Doanh Nghiệp Nên Thuê Dịch Vụ Bảo Vệ Chuyên Nghiệp Thay Vì Tự Quản Lý

    7 Lý Do Doanh Nghiệp Nên Thuê Dịch Vụ Bảo Vệ Chuyên Nghiệp Thay Vì Tự Quản Lý
    Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn giữ thói quen tự tổ chức đội bảo vệ nội bộ, nghĩ rằng như vậy sẽ tiết kiệm và dễ kiểm soát hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đây lại là lựa chọn tiềm ẩn nhiều rủi ro về chi phí, hiệu quả và pháp lý. Trong bài viết này, Công ty Bảo Vệ Long Hải sẽ chỉ ra 7 lý do thuyết phục vì sao các doanh nghiệp nên thuê dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp tại TP.HCM và các khu vực khác, thay vì tự lo nhân sự bảo vệ.

    Xem thêm

    Hàng loạt nhà máy sẽ phải di dời vì quy định mới

    Hàng loạt nhà máy sẽ phải di dời vì quy định mới
    TTO - Nếu áp dụng các quy định như trong dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2020 thì hàng loạt doanh nghiệp có nguy cơ phải đóng cửa, di dời hoặc tốn rất nhiều chi phí.

    Xem thêm

    Từ khóa Từ Khóa

    Bao giá
    Zalo
    Hotline
    G

    Gọi:0938 215 555